Sách nói và cơ hội của văn học Việt

Trần Hoà | 15/02/2022, 14:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sự kiện nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt trọn bộ tác phẩm sang sách nói, chứng minh cơ hội rất lớn đối với văn chương Việt trước xu thế tiếp cận mới.


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (giữa) trong buổi ra mắt trọn bộ tác phẩm sang sách nói.

Thị trường sôi động

“Chúng tôi cũng tự tin hơn vì hiện nay ngành xuất bản đang hướng đến mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nội dung hiện đại, trong đó chuyển đổi số là một hướng đi đã được xác định trong 5 năm tới. Trong đó, sách nói được đề cập trực tiếp như một xu thế cần đẩy mạnh” -  Bà Thái Minh Châu, Giám đốc đối ngoại Fonos.

Có thể nói, trong 3 năm qua, sách nói đang có sự bứt phá mạnh mẽ trên thế giới, và ngay tại Việt Nam thị trường này cũng có những bước tiến đáng kể.

Theo khảo sát của We Are Social, tại thị trường Việt Nam đã có gần 30 triệu người nghe audio contents (sách nói, podcast, radio) qua mạng.

Trong bối cảnh chung, thị trường nội dung âm thanh ở Đông Nam Á trở nên sôi động, với sự hiện diện của nhiều hãng công nghệ lớn. Việt Nam là thị trường được đánh giá có tiềm năng với dân số trên 90 triệu người, trong đó 56% dưới 35 tuổi.

Mảng thanh toán di động cũng đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh: Tỷ lệ người tiêu dùng ở Việt Nam sử dụng các phương thức thanh toán di động tăng 61% năm 2019. Số lượt thanh toán di động đạt gần 700 triệu lượt vào cuối tháng 8/2020.

Thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông, có ba kênh sách nói được cấp phép chính thức: Voiz FM (thành lập năm 2019), Fonos (thành lập năm 2020) và Mydio (thành lập năm 2021). Tuy mới ra mắt trong khoảng 3 năm trở lại đây, các nhà phát hành sách nói đều có tốc độ phát triển nhanh.

Ông Lê Hoàng Thạch - Giám đốc Điều hành Voiz FM - cho rằng, thị trường sách nói hiện nay tăng trưởng nhanh. Bởi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhịp sống nhanh, mọi người muốn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi.

Trong thời gian giãn cách vì đại dịch Covid-19, các nhà xuất bản, công ty sách gặp khó khăn quá lớn trong khâu phát hành sách giấy. Họ buộc phải tìm hướng đi mới và phát hành điện tử thông qua sách nói. Một số đơn vị đã bắt tay với các đối tác để phát triển nguồn tài nguyên sẵn có là những cuốn sách của mình.

Có thể nói, trong khi việc đọc sách giấy đang sụt giảm nghiêm trọng thì sách nói là xu hướng được giới trẻ quan tâm. Theo thống kê, 60% số người nghe sách nói ở Việt Nam vào khoảng thời gian từ 21 giờ - 2 giờ sáng. Mọi người nghe trước giờ đi ngủ, cho thấy nhu cầu nghe để học tập, trau dồi kiến thức cao.

Bởi vậy, cùng với sự phát triển của thị trường sách nói thì đây chính là cơ hội cho giới văn chương Việt Nam lan tỏa các tác phẩm đến đông đảo độc giả. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài Nguyễn Nhật Ánh và một vài nhà văn tên tuổi, thì dường như chưa có sự bứt phá mạnh của giới văn chương nói chung.

Bài liên quan
Green Life 2022: Lan tỏa thông điệp sống xanh, sạch, đẹp
(GDTĐ) - Vào ngày 16/1 tới đây, sự kiện Green Life: The Energy Code sẽ diễn ra với thông điệp học sinh chung tay bảo vệ môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sách nói và cơ hội của văn học Việt