Sinh viên làm cơm ăn liền cho người tiểu đường

Nhật Chi | 02/04/2023, 13:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ những loại gạo đặc sản của Việt Nam, nhóm tác giả tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã tạo nên loại cơm ăn liền cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm giúp cải thiện độ nhạy insulin, giúp người ăn kiêng, béo phì giảm lượng tinh bột được chuyển hóa, giúp cho người đái tháo đường không tăng đường máu sau ăn”, Đặng Hiền Vi cho biết.

Chọn gạo ST21 làm nguyên liệu

Sinh viên làm cơm ăn liền cho người tiểu đường ảnh 1
Ảnh minh họa.

Nhóm nghiên cứu cho biết, cơm cho người tiểu đường được nấu từ gạo ST21. Gạo được nấu trong nồi hấp áp suất với nhiệt độ 121 độ C trong 60 phút, với tỷ lệ nước thêm vào là 40%, được thêm các nguyên phụ liệu (đã được chứng minh có thể làm tăng hàm lượng tinh bột kháng có trong sản phẩm).

Cơm sau đó để nguội ở nhiệt độ phòng và làm lạnh ở 4 độ C trong 24 giờ. Chu kì hấp bằng nồi hấp được thực hiện thêm 5 lần nữa để ra sản phẩm có hàm lượng tinh bột kháng cao. Sau đó, sản phẩm được bảo quản và đóng gói.

Đánh giá thành phẩm, Thái Thị Hằng, thành viên nhóm, cho biết, hạt cơm mềm, dẻo thích hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và khép kín thích hợp đối với những người bận rộn, người ăn kiêng, béo phì, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.

Ngoài ra, sản phẩm còn kích thích khẩu vị của người dùng giúp cho bữa ăn thêm ngon miệng hơn. Sản phẩm được đóng hộp tiện dụng, tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn khi sử dụng.

Khi sử dụng, chỉ cần hâm nóng hộp cơm và ăn liền. Nhóm nghiên cứu cho biết, hiện nay, trên thị trường chưa có bất kì sản phẩm cơm trắng ăn liền nào dành cho người đái tháo đường, béo phì, ăn kiêng.

Quy trình sản xuất sử dụng phương pháp vật lý để biến tính tinh bột trong gạo thành tinh bột kháng mà không sử dụng hóa chất, kết hợp với các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên giúp sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Quy trình sản xuất đơn giản có thể tự động hóa toàn bộ quy trình bằng máy móc, giảm chi phí thuê nhân công lao động, tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn và góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quy mô sản xuất.

Áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại giúp cho ra các sản phẩm có chất lượng đồng nhất, kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần tiêu chuẩn hóa sản phẩm tăng năng suất, hiệu quả và bền vững.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sản phẩm sẽ sớm có mặt ở thị trường, đem lại một giải pháp tiện dụng, đơn giản cho người tiểu đường, béo phì, những người ăn kiêng….

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-lam-com-an-lien-cho-nguoi-tieu-duong-post631506.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-lam-com-an-lien-cho-nguoi-tieu-duong-post631506.html
Bài liên quan
Ăn nhiều cơm trắng có gây bệnh tiểu đường?
Từ lâu, cơm trắng bị mang tiếng xấu là có thể gây tăng cân, thậm chí là bệnh tiểu đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên làm cơm ăn liền cho người tiểu đường