Tập trung vào giải pháp thay vì đổ lỗi

Vân Huyền | 06/07/2022, 20:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Không trung thực hoặc thường đổ lỗi cho người khác là một trong những tính xấu của con người. Điều đáng buồn là trẻ có thể học thói xấu này từ độ tuổi rất sớm. Theo các chuyên gia, hành vi đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau 4 tuổi.

Bà Trương Thị Tố Trinh - Nhà khai vấn cuộc sống từ Liên Đoàn Khai Vấn Quốc Tế, chuyên gia đào tạo về Kỷ Luật Tích Cực cho biết: “Thông thường theo chủ nghĩa hành vi, ta có khuynh hướng sửa chữa hành vi sai trái ngay lập tức. Việc này có tác dụng tức thời nhưng có thể cắt đứt sợi dây kết nối giữa bố mẹ và con. Để tránh được nguy cơ này, ta có thể thử áp dụng quy trình: Hiểu – Thương – Đồng Hành và Làm gương”.

Theo chuyên gia này, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hiểu về tâm lý trẻ. Chỉ trích người khác khi con thất vọng là một hành vi thường gặp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là làm thế nào bố mẹ có thể giúp con và chính mình trong trường hợp này? Bởi, đôi lúc, các phụ huynh sẽ đối diện với cơn giận, sự thất vọng của trẻ.

Bà Tố Trinh nhận định, có thể trẻ đang có khoảng thời gian khó khăn. Với tình yêu vô điều kiện, liệu các phụ huynh có đủ bao dung, giúp con cả khi trẻ không hoàn hảo? Tuy nhiên, phụ huynh không nên nghĩ về giải pháp răn dạy và trừng phạt, hoặc mời trẻ vào góc "time – out" cách biệt để tự ngẫm về lỗi lầm của mình. Thay vào đó, hãy thử bắt đầu bằng tình yêu thương, sẵn sàng nhận trách nhiệm “giúp đỡ” đứa trẻ của mình.

do-loi.png

Trẻ cần hiểu rằng, thừa nhận sai không có nghĩa là tồi tệ. Ảnh minh hoạ.

Bà Tố Trinh dẫn chứng, Tiến sĩ Laura Markham – phương pháp cha mẹ ôn hòa, khuyến khích phụ huynh giữ bình tĩnh. Phụ huynh cũng nên bỏ qua việc đối diện với cơn giận dữ của trẻ. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung ghi nhận những gì cha mẹ nhìn thấy. Phụ huynh có thể nói với trẻ rằng: “Mẹ thấy sau tất cả những gì đã làm được, thì giờ nó lại bị thế này. Thật khó chịu”.

Cha mẹ cũng được khuyến khích không tấn công ngược lại trẻ.  Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trở thành hình mẫu của việc chịu trách nhiệm. 

Bên cạnh đó, cần tạo ra mô hình “gia đình không đổ lỗi”. Khi lớn lên trong gia đình luôn đổ lỗi, trẻ thường có xu hướng thiên về thế phòng thủ, đổ lỗi hơn là chịu trách nhiệm. 

Bài liên quan
Giáo viên chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy trẻ
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc cho trẻ mầm non đi học hay ở nhà đều tiềm ẩn nhiều mối lo về an toàn và nuôi dạy.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập trung vào giải pháp thay vì đổ lỗi