Trẻ "giành" quyền lực nhờ đổ lỗi

Vân Huyền | 28/06/2022, 09:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Tranh cãi với trẻ em thường có vẻ như là một trận chiến “không cân sức”. Bất kể cha mẹ nói gì, trẻ cũng thường có lý do để biện minh cho hành động của chúng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách để trẻ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Không ít trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi vấn đề. Không ít trẻ có xu hướng biến mình là nạn nhân. Nghĩ về bản thân với tư cách là nạn nhân khiến trẻ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Nếu trẻ có hành vi không phù hợp, hãy biết rằng, đây là một dấu hiệu cảnh báo: cha mẹ cần tìm cách dừng trẻ lại ngay lập tức.

Lạm dụng lời nói là chiến lược để trẻ thoái thác trách nhiệm. Điều tồi tệ nhất của chiến lược này là trẻ có xu hướng giành quyền kiểm soát cuộc trò chuyện. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ giải quyết vấn đề này ngay lập tức.

Tuy nhiên, trong trường hợp phụ huynh mất bình tĩnh, trẻ sẽ thắng. Khi mất bình tĩnh, cả phụ huynh và con đều to tiếng. Khi đó, cha mẹ sẽ “quên” nói về trách nhiệm của trẻ.

do-loi.jpeg
Trẻ cần biết chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Ảnh minh hoạ.

Một nguyên nhân khác của hành vi đổi lỗi là do phản ứng chiến đấu của trẻ. Theo các chuyên gia, những phản ứng này không tốt cho sự phát triển, cũng như các kỹ năng giao tiếp hoặc đàm phán của trẻ. Trong khi đó, đây là hai nguyên tắc cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Hành vi thoái thác trách nhiệm của trẻ không giải quyết được xung đột. Thay vào đó, hành vi này chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

“Thuốc giải độc” cho hành vi thoái thác trách nhiệm chính là phát triển các kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Đó là những điều cơ bản để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Điểm mấu chốt là hành vi của trẻ có nguy cơ ngày càng tồi tệ. Ví dụ, trẻ có thể chuyển từ lạm dụng bằng lời nói sang lạm dụng thể xác, với hành động đấm vào tường. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy, trẻ không có khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Trẻ cảm thấy rằng, mình luôn là nạn nhân và điều đó không công bằng.

Bài liên quan
Làm sao dạy trẻ cách quản trị cảm xúc?
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc có lẽ là vấn đề thường được người lớn cho rằng chưa cần thiết và vì thế có thể chưa được cha mẹ thử áp dụng hay thực hiện đúng cách.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ "giành" quyền lực nhờ đổ lỗi