Theo Onque, cũng giống như nhiều thói quen khác, dậy sớm cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Đi ngủ lúc 21h: Khi phải dậy sớm, Onque cho hay cô vẫn muốn bảo đảm giấc ngủ của mình, đồng nghĩa với việc nữ biên tập viên phải đi ngủ từ 21. Theo cô, việc này đã khiến cô phải bỏ lỡ nhiều thứ.
- Những buổi tối vội vã: Về nhà lúc 18h và đi ngủ lúc 21h khiến Onque phải thu xếp rất nhanh cho bữa tối. Cô phải tắm rửa, nấu nướng và làm mọi thứ trong vòng 3 giờ đồng hồ. Cô cho rằng mình cần nhiều thời gian hơn để có một buổi tối thư giãn.
- Thức dậy sớm hơn vào cuối tuần: Thường xuyên thức dậy vào 5h khiến Onque giữ thói quen này vào 2 ngày cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật. Điều này khiến cô mệt mỏi hơn, đi ngủ sớm hơn và không thể tận hưởng ngày cuối tuần trọn vẹn.
Tiến sĩ Anisha Patel-Dunn, bác sĩ tâm thần kiêm Giám đốc y tế của một công ty chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoại trú, cho biết thức dậy lúc 5h rất có lợi.
"Tùy thuộc vào điều kiện riêng của bạn, thói quen này cho phép bạn thực hành chăm sóc bản thân như tập thể dục, thiền hoặc hoàn thành một số công việc cần làm mà không bị làm phiền trước khi con cái hoặc bạn đời thức dậy", cô nói.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc chuyển đổi thời gian thức dậy lúc 5h sẽ dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo mà TS Patel-Dunn đề xuất:
- Kiên nhẫn vì việc điều chỉnh đồng hồ sinh học không hề dễ dàng.
- Dậy sớm từ từ và từng chút một.
- Ngủ đủ giấc.