Dân số đô thị (chính thức) đạt khoảng 801.000 - 802.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42 - 43 %. Tổng quy mô dân số là khoảng 1.200.000 - 1.201.000 người (bao gồm cả người dân có căn nhà thứ hai tại Tiền Giang).
Tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh có 24 đô thị, gồm một đô thị loại I là TP Mỹ Tho; hai đô thị loại II là TP Cai Lậy và TP Gò Công; 5 đô thị loại IV là các thị trấn Chợ Gạo, Cái Bè, An Hữu, Vàm Láng và thị xã Châu Thành; 16 đô thị loại V trong đó có một đô thị hình thành mới là đô thị Tân Lập 1.
Dân số đô thị (chính thức) đạt khoảng 1.447.000 - 1.450.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 58 - 61%. Tổng quy mô dân 499 số là khoảng 2.340.000 - 2.345.000 người (bao gồm cả người dân có căn nhà thứ hai tại Tiền Giang).
Cũng theo Báo cáo quy hoạch này, đến năm 2025, Tiền Giang định hướng TX Gò Công sẽ mở rộng khu vực nội thị về phía các xã Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa, Long Chánh. Đến năm 2030, dự kiến khu vực nội thị sẽ gồm 9 phường, khu vực ngoại thị sẽ gồm ba xã, định hướng TX Gò Công trở thành thành phố (đô thị loại III) trực thuộc tỉnh. Định hướng đến năm 2050 trở thành thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II.
Đối với TX Cai Lậy, đến năm 2030, Tiền Giang đề xuất phát triển, mở rộng khu vực nội thị về phía các xã lân cận và có mật độ dân số hiện hữu đạt 750 – 1.000 người/km2 (xã Tân Hội, Nhị Quý, Phú Quý và Thanh Hòa). Khu vực nội thị tiếp tục đầu tư tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại III trong giai đoạn đến năm 2030. Giai đoạn sau năm 2030, định hướng trở thành đô thị loại II.
Đối với huyện Châu Thành, giai đoạn đến năm 2025, hình thành mới hai đô thị loại V là đô thị Long Định và đô thị Vĩnh Kim. Định hướng các đô thị sẽ trở thành thị trấn và hoàn tất các thủ tục công nhận thị trấn trong khoảng thời gian không quá 5 năm.
Thị trấn Tân Hiệp đến năm 2030 tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V. Giai đoạn sau năm 2030, đề xuất nâng cấp toàn bộ huyện Châu Thành lên thị xã với 20 phường nội thị và ba xã ngoại thị (xã Tân Hội Đông, xã Điềm Hy, xã Bàn Long).