Nguyên tắc: ăn ít thịt vào bữa tối có thể giảm lượng đường, lipid trong máu và giảm cân, do đó nguy cơ mắc các bệnh về hội chứng chuyển hóa thấp hơn; và chất xơ trong rau có thể tạo ra axit béo chuỗi ngắn thông qua quá trình chuyển hóa của hệ thực vật đường ruột, có lợi cho quá trình chuyển hóa tim mạch.
Ăn quá nhiều dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Vào ban đêm, mọi người hoạt động ít, ăn nhiều sẽ dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu không hoàn toàn, quá trình trao đổi chất sinh ra năng lượng quá mức, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác. Bên cạnh đó, vì dạ dày vẫn tiếp tục hoạt động, bạn có thể kèm theo chứng mất ngủ và hay mơ màng, suy nhược thần kinh, về lâu dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Đây thực sự là sai lầm. Nếu bạn không ăn tối, sự hấp thụ carbohydrate của cơ thể không đủ sẽ khiến lượng glucose trong cơ thể thiếu. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể con người, chiếm 60% tổng năng lượng. Nếu thiếu carbohydrate, không chỉ gây ra suy dinh dưỡng mà chức năng của các cơ quan khác cũng có thể bị suy yếu.
Tạp chí y khoa "The Lancet Public Health" từng đăng một bài báo về kết quả nghiên cứu 430.000 người trong 25 năm cho thấy, khi lượng carbohydrate chiếm khoảng 50% tổng năng lượng ăn vào, con người có tỷ lệ tử vong thấp nhất; khi tỷ trọng này thấp hơn 40% hoặc cao hơn 70% thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên và tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.
Bỏ bữa tối dễ gây hạ đường huyết, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các cơ quan cũng bị trục trặc, sức đề kháng của cơ thể cũng theo đó mà suy giảm.
Đừng bỏ bữa tối mà hãy ăn sớm, không ăn quá no, chỉ ăn khoảng 70%, phối hợp dinh dưỡng hợp lý. Đây mới là bữa tối tốt cho sức khỏe.