- Người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính…
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Người từng bị viêm đường hô hấp tái phát
COPD là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa được, nên thực hiện những điều sau:
Đầu tiên, hãy tích cực bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với nhiều bệnh mãn tính. Những người không hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc.
Thứ hai, tránh xa ô nhiễm không khí. Khi không khí ô nhiễm, nhất là những ngày có khói bụi, nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang chống khói bụi.
Thứ ba, chú ý tránh ô nhiễm khói dầu bếp, hạn chế các phương pháp nấu nướng như chiên, xào, nướng, máy hút mùi phải được bật trong suốt quá trình nấu nướng, không được tắt ngay sau khi nấu xong.
Thứ tư, đối với người già và trẻ em, việc tiêm phòng cúm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh COPD.
Thứ năm, các nhóm nghề liên quan cần được bảo vệ tốt. Phơi nhiễm nghề nghiệp như khai thác mỏ, khai thác đá, bụi xi măng, sơn và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bụi ngũ cốc, khí hữu cơ và vô cơ, thuốc trừ sâu và các yếu tố sinh học trong nông nghiệp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở những người hành nghề.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD, người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là đối với những bệnh nhân không có triệu chứng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Việc điều trị tích cực có thể giúp làm chậm diễn tiến của bệnh.