Cây mã đề có ăn được không?

10/03/2023, 11:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cây mã đề có ăn được không là thắc mắc của rất nhiều người, hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cây mã đề là loại thảo dược quen thuộc được nhiều người sử dụng để đun nước uống. Vậy, cây mã đề có ăn được không? Mời bạn đọc xem giải đáp dưới đây.

Tổng quan về cây mã đề

Mã đề thân thảo, lá hình thìa, cao tầm 10 - 15 cm, màu xanh đậm. Mã đề được sử dụng cả thân, rễ, lá để làm thuốc. Loại cây này có tính lạnh, vị hơi ngọt, được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa đái rắt, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Cây mã đề có thể dùng tươi hoặc phơi khô thêm vào các bài thuốc đông y trị bệnh.

Trong mã đề gồm nhiều thành phần hóa học đa dạng. Chúng chứa vitamin A, giàu Canxi, Glucozit, vitamin C và K. Hạt mã đề còn chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này đều có những lợi ích nhất định với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Cây mã đề có ăn được không?

Cây mã đề được đánh giá là tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng để đun nước uống. Vậy cây mã đề có ăn được không?

Lá của cây mã đề có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Lá non có thể ăn sống hoặc nấu chín, làm các món canh hoặc xào.

Cây mã đề có ăn được không? - 1

Cây mã đề có ăn được không là thắc mắc của rất nhiều người.

Tuy mã đề tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên người dân không nên tùy tiện và lạm dụng. Khi dùng mã đề làm thuốc hay uống trà, cần lưu ý như sau:

Tránh dùng mã đề như trà giải khát hàng ngày

Nhiều người quan niệm mã đề có tính mát gan, lợi mật, có thể dùng phơi khô làm trà uống thay nước hàng ngày để bảo vệ gan. Tuy nhiên, việc sử dụng mã đề quá thường xuyên không tốt, thậm chí là gây hại.

Tránh dùng mã đề buổi tối

Tác dụng chính của mã đề là lợi tiểu. Do vậy, người dùng không nên sử dụng mã đề vào buổi tối, nhất là việc sắc nước uống. Mã đề có thể khiến tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đây cũng là loại thuốc tránh sử dụng với những người suy thận, yếu thận.

Mã đề không được khuyên dùng với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Các thành phần trong mã đề không có lợi cho cả mẹ và bé, có thể gây sảy thai.

Mã đề có nhiều tác dụng nhưng với điều kiện là phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, kết hợp đúng bài thuốc. Việc sử dụng mã đề làm thuốc chữa bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ.

Theo vtc.vn
Copy Link
Bài liên quan
Có nên cho phép cơ sở bảo dưỡng 3S, 4S được kiểm định xe cơ giới?
Bên cạnh ý kiến đồng thuận thì cũng có ý kiến lo ngại nếu cho phép các cơ sở bảo dưỡng 3S, 4S của các nhà sản xuất ôtô chính hãng thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cây mã đề có ăn được không?