Chiếm dụng văn hoá

Trần Hoà | 31/05/2022, 15:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chưa lúc nào thuật ngữ “chiếm dụng văn hoá” lại được quan tâm như hiện nay – khi Việt Nam xác định phát triển ngành công nghiệp văn hoá.

Bởi vậy gần đây, nhiều cuộc toạ đàm xoay quanh chủ đề chiếm dụng văn hoá được tổ chức và thảo luận rộng rãi.

TS. Lư Thị Thanh Lê - Giảng viên khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: Sẽ là trái pháp luật nếu ai đó đến từ bên ngoài lấy những vật phẩm, đồ dùng, vật thể văn hóa thuộc về quyền sở hữu của một người hay một nhóm người trong cộng đồng.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có những quy định mang tính pháp lý trực tiếp về vấn đề chiếm dụng văn hóa. Dù chiếm dụng văn hóa không hoàn toàn tiêu cực, nhưng việc khai thác nền văn hóa khác luôn có những yếu tố nhạy cảm, đặc biệt khi tạo ra những sản phẩm giải trí, kinh doanh. Ngay cả khi có thiện chí, vẫn cần thận trọng để tránh những hệ quả không mong muốn.

Cốt lõi của văn hoá, nhất là khi xác định văn hoá cũng là một ngành công nghiệp thì vấn đề bản sắc luôn phải gìn giữ. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng, số hoá kho dữ liệu quốc gia về văn hoá.

Đó cũng là cơ sở không chỉ để đấu tranh với nạn chiếm dụng văn hoá, mà còn là tư liệu để các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham khảo khi hình thành sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hoá Việt Nam.

Ngược lại, chúng ta cần thận trọng khi sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hoá nước khác. Không thể mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc hay Nhật Bản để hát quan họ - như đã từng xảy ra cách đây vài năm.

Bài liên quan
Người giữ bản sắc Việt ở Nhật Bản
(GDTD) - Tháng 9/2019, Hội người Việt Nam tại Fukuoka được thành lập. Ông Nguyễn Duy Anh - tổng thư ký Hội đã góp công lớn vào gây dựng "Ngôi nhà chung" để những đứa trẻ Việt thế hệ thứ 2 biết hướng về cội nguồn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiếm dụng văn hoá