Hiện các trường THPT đã và đang chủ động dự thảo phương án tổ chức thực hiện chương trình môn Lịch sử để có thể bắt nhịp nhanh chóng khi cơ quan quản lý ban hành hướng dẫn chính thức.
Dạy học Lịch sử, giá SGK vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; hàng loạt địa phương hoàn thành tốt đẹp kỳ thi vào lớp 10 năm học 2022-2023… là những thông tin giáo dục đáng chú ý trong tuần qua.
Ngày 8/6, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo số 170/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và đào tạo về môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát huy tính tích cực, chủ động, khơi dậy niềm đam mê của học sinh trong học tập là phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử đã được các nhà trường thực hiện thời gian vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri, Đại biểu Quốc hội liên quan đến Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp THPT.
Những câu chuyện kể được cô Trần Thị Vui, giáo viên Trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) khéo léo lồng vào mỗi bài giảng lịch sử, khiến giờ học trở nên sống động.
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục, ứng dụng công nghệ, các thầy cô giáo ở Yên Bái đã thực hiện giờ dạy học Lịch sử kết nối trực tiếp với Bảo tàng tỉnh, khiến tiết học sinh động và hấp dẫn hơn nhiều.
Học Lịch sử không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà được nhiều trường học tổ chức các hoạt động thực tế, ngoại khóa. Mỗi chuyến đi, mỗi trải nghiệm là bài học lớn, giúp thầy, trò thêm yêu môn Sử.
Trong lễ bế giảng năm học, Trường THCS-THPT Lômônôxốp (Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Âm vang Điện Biên Phủ" khiến học sinh thích thú vì được hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
Để môn Lịch sử trở nên cuốn hút học sinh, giáo viên lồng ghép văn học, thơ ca vào bài dạy. Đồng thời, thầy cô cho các em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi… giúp nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức.
Lịch sử là bộ môn không chỉ trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cung cấp nền tảng văn hóa - điều rất cần thiết trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Tạo cảm hứng học Lịch sử, giáo viên thường xuyên đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy gắn với hình ảnh, sách truyện. Bên cạnh đó, nhiều học sinh chủ động nuôi dưỡng đam mê với lòng biết ơn, say mê lịch sử.
Để tăng sức hấp dẫn với người học, các thầy cô dạy môn Lịch sử đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới đánh giá và lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương.
Một giải pháp vô cùng quan trọng giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử là phải thay đổi cách dạy, cách học; đồng thời phải đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo năng lực.
Môn Lịch sử thường bị gắn “định kiến” là khô khan, nặng nề số liệu, sự kiện. Vì thế, giáo viên cần là người đầu tiên thay đổi phương pháp, cách kiểm tra, đánh giá để khơi dậy tình yêu Lịch sử cho học sinh.