3. Ăn một bữa sáng giàu chất xơ
Theo một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2021 trên mSystems của các nhà khoa học Mỹ, việc tăng lượng chất xơ có thể cải thiện sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột trong vòng hai tuần và cải thiện tình trạng táo bón.
TS. Sreenivasan cho biết, một bữa sáng lý tưởng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein, trái cây và rau củ. Không nên sử dụng nhiều thịt xông khói hoặc xúc xích do đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa như ung thư ruột kết.
Bữa sáng giàu chất xơ giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn.
4. Đi bộ và thể dục buổi sáng
TS. Sreenivasan giải thích, khi đi bộ, các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa cũng được vận động, di chuyển, từ đó giúp củng cố sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, tập thể dục buổi sáng thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi.
Ngoài ra, tập luyện buổi sáng còn tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Đi bộ buổi sáng giúp hệ tiêu hóa vận động nhịp nhàng.
5. Duy trì thói quen đại tiện
Đại tiện đều đặn mỗi ngày hỗ trợ điều trị táo bón, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ, cải thiện rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi... Bên cạnh đó, việc làm này còn có tác dụng làm trống ruột, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, hỗ trợ củng cố sức khỏe đường ruột.
Để duy trì thói quen này, mỗi người cần thực hiện uống đủ nước, có chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục thể thao, massage vùng bụng, dành thời gian hợp lý trong ngày...
Theo TS. Sreenivasan, cần tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đặc biệt là nhìn vào điện thoại vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.