- Bỏ thuốc, quên uống thuốc, hoặc tùy tiện sử dụng thuốc không theo sự tư vấn của bác sĩ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng gan, cũng như các biến chứng nguy hiểm do thuốc.
4 nhóm người có nguy cơ bị bệnh gan cao hơn, cần cảnh giác
Cần ăn uống hợp lý, khoa học góp phần giảm gánh nặng cho gan. Ảnh minh họa
- Những người thường xuyên uống rượu bia là đối tượng cần tầm soát định kỳ sớm hơn, thường là 3-6 tháng hay khi có triệu chứng bất thường trong cơ thể.
- Những người bị viêm gan virus mạn tính, viêm gan B, C phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và được bác sĩ gan mật tư vấn để đảm bảo hạn chế những tổn thương diễn tiến của bệnh gan.
- Những người mắc hội chứng chuyển hóa, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hay béo phì có nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu rất cao, phải được tầm soát thường xuyên.
- Những người phải sử dụng các loại thuốc. Một số loại thuốc bắt buộc phải sử dụng do mắc bệnh như huyết áp, đái tháo đường… cần phải được kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Điều lưu ý là những người sử dụng thuốc không vì mục đích gì cũng nên kiểm tra.
Những việc nên làm để luôn có lá gan khỏe mạnh - Ăn uống đầy đủ, vệ sinh, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, không ăn các thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc và nấm mốc. - Thận trọng khi dùng thuốc, cần có sự tư vấn chỉ định của bác sĩ. - Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá. - Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, đúng giờ. - Kiểm tra sức khỏe tổng quát, chức năng gan định kỳ để đảm bảo sức khỏe và phát hiện sớm bất thường. |