Tại sao người hay rung chân lại rụng hết phúc khí?

PV | 04/01/2022, 11:33
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

'Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc' – câu nói xưa của cha ông phần nào có thể vận dụng để đoán biết tâm tướng của một người.

Người xưa thường nói tướng do tâm sinh, nhìn tướng mạo biết tâm tính con người, từ tâm tính có thể đoán biết tương lai. Vậy nên ông bà ta mới đúc kết thành những câu tục ngữ như “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”.

Rung chân, theo y khoa cũng là một loại bệnh cần phải chữa trị triệt để. Tuy nhiên, loại trừ khả năng bệnh tật, người hay rung chân, hoặc rung chân theo thói quen lại thể hiện một đặc tính khác liên quan đến vận mệnh.

nguoi-hay-rung-chan.jpg
Tại sao người hay rung chân lại “rụng” hết phúc khí?

Các nhà phong thuỷ liên hệ con người như một cái cây, Nếu cây thường xuyên bị rung lắc, gốc cây sẽ không vững, bất lợi cho sự hấp thụ nguồn nước, dinh dưỡng và cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, càng lâu thì lá cây sẽ tự khô héo điêu tàn, nên cây không thể thường xuyên bị rung lắc.

Với con ngươi, rung chân không khác gì cây bị rung lắc. Ngoài yếu tố bệnh tật, theo quan niệm dân gian thì cũng “rụng” dần phúc khí.

Theo quan niệm nho giáo, hành vi liên quan tới lễ. Người thích rung chân thể hiện sự hèn kém của lễ, ít được giáo dục chỉ bảo, không biết tới lễ độ hay thái độ tôn trọng người khác.

Thậm chí, theo tâm lý học người hay rung chân còn thể hiện tính khí không ổn định và tuỳ tiện.

Cho nên câu nói “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” có mối liên hệ khá chặt chẽ tới vấn đề giáo dục, tính cách và cách hành xử của cá nhân con người.

Cho đến nay, gần như chưa có nghiên cứu chính thống nào chứng minh việc rung chân “rụng” phúc khí. Tuy nhiên, có thể thấy trong thực tế cuộc sống những người hay rung chân, hoặc rung chân tuỳ tiện theo thói quen thường ít được trọng dụng hay thành công.

Ngoài khả năng đang mắc một căn bệnh liên quan, người hay rung chân thường gây khó chịu đối với người khác. Từ đó, khó có sự hợp tác, tin cậy hay có thể phát huy khả năng làm việc.

Bài liên quan
Nguồn gốc của chữ viết
(GDTD) - Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao người hay rung chân lại rụng hết phúc khí?