Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất lịch sử, từ nhỏ Nhà giáo Ưu tú Vũ Thị Tố Loan, Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã được “tắm mình” với những địa chỉ đỏ, nơi ghi dấu chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Mỗi một ngôi trường phổ thông đều có những cách riêng để bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với lịch sử, văn hóa địa phương, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc. Đặc biệt, thông qua những hoạt động thực tế sẽ giúp học trò có những những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý.
Lịch sử là môn học bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm dạy cho tất cả học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018. Dẫu đã điều chỉnh thời lượng giảm hơn, song để môn học này không là “nỗi sợ” của học trò vẫn đòi hỏi sự đổi mới trong cả kiểm tra đánh giá và phương pháp giảng dạy.
Lò Thị Mai Hương – nữ sinh dân tộc thiểu số vừa được tuyên dương là học sinh tiêu biểu của Lai Châu năm 2022. Với tình yêu Lịch sử, cô học trò với dáng người nhỏ bé này đã gặt hái được nhiều thành công ở kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Tạo cảm hứng học Lịch sử, giáo viên thường xuyên đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy gắn với hình ảnh, sách truyện. Bên cạnh đó, nhiều học sinh chủ động nuôi dưỡng đam mê với lòng biết ơn, say mê lịch sử.
Theo thầy Nguyễn Đình Phúc – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Thúc Trực (Nghệ An), lịch sử - suy cho cùng cũng là câu chuyện về quá khứ - phải làm cho học sinh có hứng thú, đam mê tìm hiểu những gì đã qua.
Môn Lịch sử thường bị gắn “định kiến” là khô khan, nặng nề số liệu, sự kiện. Vì thế, giáo viên cần là người đầu tiên thay đổi phương pháp, cách kiểm tra, đánh giá để khơi dậy tình yêu Lịch sử cho học sinh.