Nghiên cứu cho thấy 90% các tế bào cụ thể này biến mất khỏi máu của những con chuột nhịn ăn sáng. Con số thậm chí còn giảm nhiều hơn sau 8 giờ kể từ khi chúng thức dậy. Tuy nhiên, những bạch cầu đơn nhân này vẫn tồn tại trong cơ thể.
Ở những con chuột nhịn ăn sáng, tế bào đơn nhân quay trở lại tủy xương để “ngủ đông” và tạo ra các tế bào mới. Điều này khiến các tế bào có tuổi khác với các tế bào khác cùng loại.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục các thử nghiệm này trong 24 giờ trước khi cho chuột ăn trở lại.
Họ nhận thấy khi các tế bào đó di chuyển trở lại dòng máu sau thời gian không hoạt động, chúng bị viêm, khiến việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Tác giả chính Filip Swirski, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tim mạch tại trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, cho biết: “Ngày càng có nhiều người nghĩ nhịn ăn là tốt cho sức khỏe và thực sự có nhiều bằng chứng về lợi ích của việc nhịn ăn. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một lời cảnh báo vì nó gợi ý rằng việc nhịn ăn cũng có thể phải trả giá bằng những rủi ro về sức khỏe”.
Tiến sĩ Swirski nói thêm nghiên cứu cho thấy có mối tác động qua lại giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
“Những tế bào này rất quan trọng đối với các bệnh khác như bệnh tim hoặc ung thư. Do đó, hiểu được chức năng của chúng được kiểm soát như thế nào là rất quan trọng”, ông nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các vùng não cụ thể có quyền kiểm soát trực tiếp đối với các tế bào bạch cầu này và phản ứng của chúng trong quá trình nhịn ăn. Họ cũng nhận thấy việc nhịn ăn gây ra phản ứng căng thẳng trong não.