Đối với các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, ông Hùng cũng đề nghị cần nâng cao nhận thức và năng lực trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt đối với các loại gia vị, rau củ sấy.
Tại cuộc họp, các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền như Công ty CP Acecook Việt Nam; Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), Công ty CP Thực phẩm Á Châu… đã cam kết kiểm soát tốt chuỗi cung ứng, sản xuất đảm bảo không sử dụng Ethylene Oxide trong bất kể khâu nào của sản xuất và sản phẩm khi xuất khẩu sang EU.
Trước đó, từ 6/1/2022, EU bổ sung mặt hàng mì ăn liền vào kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Ethylene Oxide) với tần suất kiểm tra là 20% do mì ăn liền là sản phẩm tổng hợp. Hồi tháng 11/2022, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mì ăn liền bị kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide.
Tính đến tháng 2, Bộ Công Thương đã cấp 3.170 HC (Health certificate - Chứng thư) được cấp vào thị trường EU thông qua 21 cảng, trong đó quốc gia có số lượng HC nhiều nhất là Đức với 1.715 HC.