Chuyện lạ các nhà khoa bảng đỗ đạt nhờ… vợ

Trần Hoà | 15/02/2023, 09:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tình yêu không chỉ giúp sĩ tử xưa vượt qua vất vả của nghiệp lều chõng, mà còn giống như tiên dược giúp họ thi cử đỗ đạt.

Bà vợ cũ nghe vậy xấu hổ quá, bỏ làng đi không rõ tung tích. Câu chuyện của người phụ nữ này trở thành đề tài chê cười cho hậu thế: “Dài lưng đã có võng đào. Tốn vải đã có áo bào vua ban”.

Lần giở lịch sử, Uông Sĩ Đoan tên thật là Giang Sĩ Đoan, nhưng bắt đầu từ đời ông do kiêng húy của chúa Trịnh Giang nên đổi thành họ Uông. Ông quê ở làng Vũ Nghị, huyện Thanh Lam, phủ Tân Hưng, trấn Nam Sơn (nay là xã Thái Hưng, Thái Thụy - Thái Bình) thi đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1721) đời Lê Dụ Tông.

Sách “Tang thương ngẫu lục” cho biết, năm Tân Sửu (1721) đời Lê Dụ Tông, triều đình mở khoa thi. Vượt qua gần 3.000 nho sinh, Uông Sĩ Đoan đứng thứ 6 trong số 25 người được triều đình chấm đỗ.

Sau khi thi đỗ, Uông Sĩ Đoan được trọng dụng và trải qua nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có chức Hữu Thị lang Công bộ, được ban tước Lam đình bá. Năm 1793, ông qua đời khi đã sống thọ tới 99 tuổi. Hậu duệ của ông có nhiều người thành tài, tạo được tiếng tăm, như: Uông Sĩ Lãng – quan Bồi tụng, Uông Sĩ Thiến - Tri huyện Cẩm Giàng, Uông Sĩ Trạch – Lang trung bộ Lại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần bình rằng: Cô gái bán vải trong chuyện này, cả nhân ái lẫn đoan trang đều có thừa vậy. Uông Sĩ Đoan không nhớ ơn nghĩa, phỏng có được chăng? Lịch sử không cho biết gì thêm về người vợ đầu của Uông Sĩ Đoan, nhưng cứ theo lẽ mà suy thì ở tuổi ấy, nhân cách của bà đã quá ổn định rồi, nói thêm nữa sợ gây phiền hà.

Các nhà khoa bảng đỗ đạt nhờ… vợ ảnh 2
Di tích họ Uông - Uông Sĩ Đoan tại Thái Bình.

“Khích tướng” để chồng ham học

Trong lịch sử khoa bảng, người xưa còn ghi nhận một nhân vật có tên là Trần Văn Trứ đỗ Hoàng giáp thời vua Lê Hiển Tông. Một số tài liệu chép rằng, ông vốn rất ham học nhưng cũng là người ham chơi. Bởi vậy mà vợ ông cũng không đành lòng để chồng một mình, bà liên tục phải bỏ dở công việc để đốc thúc ông học bài.

Có người vợ đảm đang, hết lòng vì chồng nhưng ông Trứ ngày càng ham chơi, bỏ bê việc học hành. Sau nhiều lần nói mà không được, khuyên mà không nghe nên người vợ đã bố cáo với nhà chồng để rời bỏ về nhà bố mẹ đẻ.

Trước sự kiên quyết của vợ, ông Trứ buộc phải bỏ hết các thú mà chăm lo việc đèn sách. Như lời bà nói, chỉ mong chồng tu dưỡng dùi mài kinh sử và chỉ khi nào thi đỗ thì bà mới trở về.

Kỳ thi Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 (1743), Trần Văn Trứ thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đệ nhất danh (Hoàng giáp). Đời vua Lê Hiển Tông, Trần Văn Trứ làm quan đến Thiêm đô Ngự sử kiêm Quốc Tử Giám, người đương thời quen gọi ông là Tiến sĩ Từ Ô.

Giữ chức Tế tửu, Hoàng giáp Trần Văn Trứ chuyên tâm vào việc dạy học, ông luôn có cách khuyến khích học trò. Ví dụ như khi làm văn, học trò nào làm hay, ông khen: “Cha mẹ anh ăn thức gì mà sinh được anh như vậy, tiếc rằng con gái ta đã gả chồng hết cả”. Ngược lại, học trò nào làm bài tồi thì ông mắng thậm tệ: “Cha mẹ ăn phải thứ gì mà đẻ ra ngươi như vậy, tiếc rằng vợ ngươi vô duyên nên lấy phải”.

Giai thoại dân gian cũng để lại “kế khích tướng” của bà vợ Tiến sĩ Đồng Đắc. Theo sử liệu, Đồng Đắc là em của Đồng Hãng. Đồng Hãng được mệnh danh là thần đồng, trong khi Đồng Đắc thì tài học lẫn tài ứng đối đều có phần kém hơn. Khi anh trai đã đỗ Tiến sĩ thì Đồng Đắc vẫn không có tiến triển, chỉ đỗ đến Tú tài.

Trong sách “Tục biên Công dư tiệp ký” có chép: Mỗi lần gia đình họ Đồng có dịp hội họp, vợ Đồng Đắc thường ngồi cùng vợ Đồng Hãng. Ông bố thấy thế liền nói với vợ Đắc rằng: “Chồng nó là Tiến sĩ, chồng mày là Tú tài, sao dám ngồi cùng chiếu? Từ nay không được như thế nữa”.

Vợ Đắc cả thẹn sau đó uất ức nói với chồng rằng: “Chàng chẳng chịu học để đỗ Tiến sĩ, thiếp không làm vợ chàng nữa”. Từ đó, Đồng Đắc chăm chỉ đèn sách, đến khoa Mậu Thìn (1568) nhà Mạc mở khoa thi, ông thi đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Hộ bộ Đô cấp sự trung.

Vợ nhà thơ Tú Xương là bà Phạm Thị Mẫn, quê Hải Dương nhưng sinh ra ở Nam Định. Trong suốt cuộc đời bà, qua lời thơ ông Tú - người nay được biết đến hình ảnh một người vợ “đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười”.  Tú Xương năm lần bảy lượt thi không đỗ, nhưng bà không hề phàn nàn, vẫn cặm cụi “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Trong bài “Văn tế sống vợ”, Tú Xương cũng xót xa nói về vợ mình: “Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ/Tiếng có miếng không được chăng hay chớ”. Sinh ra không gặp thời, lại gặp buổi nhiễu nhương trường ốc - Tú Xương thất bại công danh, nhưng bù lại chính những bài thơ lấy từ hình tượng người vợ đã thể hiện tình yêu thương gắn kết sâu sắc.

Bài liên quan
Nhà khoa bảng Vũ Khâm Lân và chuyện tình éo le nhất sử Việt
Vị danh thần nhà Lê – Tiến sĩ Vũ Khâm Lân không chỉ nổi tiếng hay chữ, mà còn được biết đến bởi câu chuyện tình vô cùng lãng mạn với cô đào xinh đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện lạ các nhà khoa bảng đỗ đạt nhờ… vợ